Bài dự thi Kỷ niệm 75 năm
Ngày Truyền thống Học viện Chính trị khu vực III
Chi bộ Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
1. Khái quát về mô hình đội xung kích 35 trên không gian mạng
Nhiều năm qua, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị khu vực III đã chỉ đạo và quán triệt việc đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đối với các chi bộ, đơn vị trên 03 03 phương diện diện chủ yếu: nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền giáo dục. Trong đó, việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền, thông tin tích cực, phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên không gian mạngInternet, mạng xã hội,… là một trong những nhiệm vụ thường xuyên. Theo đó, mô hình Đội xung kích 35 trên không gian mạng được triển khai tổ chức hoạt động.
* Mục đích
– Hình thành mạng lưới tuyên truyền, thông tin tích cực nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu, quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên không gian mạngInternet, mạng xã hội,…
– Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, học viên của Học viện về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, phương thức, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch.
– Góp phần phổ biến kết quả nghiên cứu lý luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
– Góp phần tuyên truyền, phổ biến những thành tựu về công tác lý luận của Đảng
– Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong lĩnh vực tư tưởng lý luận, trên mạng internet, mạng xã hội
* Tổ chức lực lượng
– Đội xung kích 35 trên không gian mạng gồm cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên các đơn vị thuộc Học viện.
– Lập và tổ chức triển khai hoạt động Fanpage Những ngọn lửa nhỏ và Group FB Những Ngọn lữa nhỏ do cá nhân được cử quản trị các tài khoản ẩn danh (thành viên đội xung kích) và các tài khoản tham gia tương tác trên mạng xã hội.
– Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo 35: gồm 05 đồng chí do Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Học viện quyết định thành lập.
* Yêu cầu về tổ chức và hoạt động
– Bám sát nội dung yêu cầu của Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35-NQ/ĐU của Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 10 -KH/HVCTQG ngày 24 tháng 7 năm 2019; Kế hoạch số 18 -KH/HVCTQG ngày 01 tháng 6 năm 2020 và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
– Phát huy tối đa tinh thần tự giác, tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên đội công tác 35 trên mạng xã hội: Những ngọn lửa nhỏ
– Tích cực, chủ động sáng tạo và kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
– Gắn kết chặt chẽ “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” với “đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”, trong đó, lấy “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” làm mục tiêu chính.
– Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa nội dung và hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
* Nhiệm vụ
– Nắm bắt kịp thời tình hình, chắt lọc, tổng hợp thông tin về các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng;
– Hệ thống hóa các vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động chống phá cùng với các luận cứ khoa học để đấu tranh phản bác.
– Rà soát, khai thác, sàng lọc, nhận diện và đánh giá các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng internet, mạng xã hội,…
– Tham mưu, đề xuất cho BCĐ 35 các định hướng xây dựng các tuyến bài đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.
– Tổ chức viết bài, bản tin, chắt lọc nội dung các bài viết trên sách, báo, tạp chí trong và ngoài Học viện để đăng trên các kênh truyền thông trong và ngoài Học viện: Tạp chí Sinh hoạt lý luận; cổng thông tin điện tử; trang facebook Những ngọn lửa nhỏ và Group Những Ngọn lữa nhỏ.
– Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu do Ban Chỉ đạo 35 giao dưới các hình thức tọa đàm, hội thảo, đề tài khoa học,… để cung cấp luận cứ khoa học và viết bài đăng tải trên các kênh truyền thông phục vụ việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch thường xuyên bị chống phá.
– Tổ chức sưu tầm, tuyển chọn, tập hợp, tổng hợp tư liệu, tài liệu về nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
– Thu thập, thống kê, tổng hợp và cung cấp thông tin cho Ban Chỉ đạo 35 kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên trong Học viện về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
* Chế độ làm việc
– Các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trên tinh thần tự giác, tự nguyện, phát huy tối đa trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
– Thực hiện chế độ họp giao ban định kỳ nhằm: Đánh giá tình hình thực hiện công việc; Đề xuất kiến nghị và xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo 35; Triển khai công việc cho kỳ tiếp theo; Định hướng viết bài đăng tải trên Những ngọn lửa nhỏ và Việt Nam Thịnh vượng
* Mối quan hệ công tác
– Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Học viện về tổ chức và hoạt động; chế độ thông tin, báo cáo.
– Phối hợp chặt chẽ với Nhóm các nhà khoa học; Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo 35 và các đơn vị thuộc Học viện trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
2. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Chỉ đạo 35 kịp thời, sát sao và phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các mặt công tác của Học viện.
– Ban chỉ đạo 35 và bộ phận tham mưu giúp việc công tác 35 sớm kiện toàn và bước đầu hoạt động có hiệu quả.
– Nội dung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ trên các mặt công tác của Học việc:
+ Trong nghiên cứu khoa học: đã cung cấp các luận cứ khoa học cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được triển khai đến các chi bộ, đơn vị và toàn thể cán bộ, giảng viên của Học viện.
+ Trong đào tạo, bồi dưỡng: việc lồng ghép, tích hợp các nội dung Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị vào bài giảng được các đơn vị giảng dạy chú trọng thực hiện.
+ Trong công tác tuyên truyền: các hình thức tuyên truyền nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được triển khai khá đa dạng và vận dụng hiệu quả. Thông qua trao đổi, chia sẻ thông tin trong các nhóm facebook việc liên kết, tương tác, chia sẻ thông tin, bài viết của nhau trên không gian mạng với các fanpage hay group facebook khác đã góp phần lan tỏa thông tin tích cực, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các thông tin xấu độc đến cộng đồng mạng xã hội.
Hai là, về nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
– Đa số giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học nhận thức khá đầy đủ đã nhận diện khá toàn diện về vai trò của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, đồng thời cũng phân biệt rõ giữa quan điểm sai trái và quan điểm thù địch. Đây là điều kiện tiên quyết, có vị trí quan trọng, chi phối việc lựa chọn, sử dụng các hình thức, phương pháp và mức độ đấu tranh phản bác phù hợp.
– Đã có sự gắn kết việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên không gian mạng với các hình thức nghiên cứu khoa học khác (nghiên cứu đề tài, viết bài hội thảo, tọa đàm khoa học, viết bài đăng tải trên các tạp chí khoa học,…). Vì thế, công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Học viện trong thời gian qua đã tạo được sự lan tỏa tích cực và được hỗ trợ bởi các hình thức, phương pháp khác, tạo nên hiệu quả tổng hợp cho công tác này.
– Kết quả nghiên cứu đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng được vận dụng phù hợp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác, nhất là công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ. Nhờ đó, đã góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ chung của Học viện.
– Đã hình thành các “kho dữ liệu” cần thiết để cán bộ, giảng viên sử dụng vào công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch và vận dụng phù hợp vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác, nhất là công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ. Nhờ đó, đã góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ chung của Học viện.
Ba là, về nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
Các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng rất đa dạng. Do đó, Học viện đã chủ động xây dựng nội dung các tuyến bài đấu tranh phản bác cũng đa dạng, phong phú. Qua thực tế, các bài viết, bình luận, chia sẻ,… của lực lượng tham gia đấu tranh trên không gian mạng ở Học viện Chính trị khu vực III cũng rất đa dạng, phù hợp với từng thời điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày lễ lớn, các vấn đề kinh tế – xã hội mới nảy sinh của đất nước để tuyên truyền, xuyên tạc. Trong đó, các nội dung của các lĩnh vực được lực lượng tham gia đấu tranh chủ yếu như: chính trị, tư tưởng; kinh tế; dân tộc, tôn giáo và văn học nghệ thuật; lĩnh vực đối ngoại.
Bốn là, về phương thức tổ chức hoạt động
– Các hình thức tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
– Bước đầu đã xây dựng được lực lượng tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
– Các điều kiện phục vụ công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng về cơ bản được đảm bảo
– Bước đầu có sự phân công, phối hợp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
* Nguyên nhân kết quả đạt được:
Một là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Chỉ đạo 35. Nhiều nội dung, chương trình công tác 35 được chỉ đạo quyết liệt và tổ chức triển khai bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đời sống xã hội nói chung, trên không gian mạng nói riêng kịp thời và có hiệu quả.
Hai là, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện.
Ba là, các nguồn lực, phương tiện kỹ thuật công nghệ phục vụ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cơ bản đáp ứng yêu cầu.
2.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
* Hạn chế, bất cập
Một là, về nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học
– Số lượng và cơ cấu bài viết: số bài viết đấu tranh trực diện, có luận cứ khoa học, có phương pháp tiếp cận và lập luận thấu tình đạt lý chưa nhiều.
– Về nghiên cứu nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch: “Kênh” để khai thác thông tin về các quan điểm sai trái, thù địch hẹp; Một số trường hợp khi đấu tranh phản bác đã không có sự phân biệt giữa quan điểm “sai trái” và quan điểm “thù địch”, nên đã áp dụng cách thức, phương pháp, mục đích như nhau; không ít cán bộ gặp khó khăn trong nhận diện, trong cách tiếp cận vấn đề, trong lập luận, giải thích và chứng minh để đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch với những luận điểm tinh vi.
– Về phương pháp, cách thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng: nhiều trường hợp đấu tranh phản bác thiếu luận cứ có tính thuyết phục về phương diện khoa học và thực tiễn; tập trung quá mức vào việc khai thác những yếu tố tiêu cực về nhân thân của người có quan điểm sai trái, thù địch, dùng lời lẽ, ngôn từ thiếu chuẩn mực, khó thuyết phục về văn hóa phản biện để chỉ trích đối phương; thực hiện chưa tốt việc chứng minh sức sống và nhu cầu phát triển, làm mới chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện của Việt Nam hiện nay; chưa thật gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa “xây” và “chống” trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
– Về hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng:sức lan tỏa, tác động của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa sâu rộng, mạnh mẽ và chưa thật sự trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học.
Hai là, về nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
Nội dung đấu tranh chưa thật toàn diện, nhất là đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, quốc phòng – an ninh còn khiêm tốn, tính đến nay rất hiếm bài viết đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng ở lĩnh vực quốc phòng an ninh.
Một số bài viết trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, nhất là đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa phản bác bằng hệ thống luận cứ, luận chứng, lý lẽ chặt chẽ, thuyết phục, sâu sắc, tính bút chiến bằng lý luận mờ nhạt, độ lan tỏa trên không gian mạng chưa sâu rộng.
Các bài viết trên trang Những ngọn lửa nhỏ chưa nhiều, có xu hướng ngày càng thưa dần; chủ yếu là chia sẻ đường link bài viết của các báo, trang mạng xã hội khác. Các bài viết đấu tranh trực tiếp với các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch còn hạn chế cả số lượng và chất lượng.
Ba là, về phương thức, quy trình tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
– Công tác thông tin, tuyên truyền, ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng còn hạn chế, bất cập.
– Công tác xây dựng, tổ chức lực lượng tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng còn gặp nhiều khó khăn.
– Công tác phân công, phối hợp lực lượng trong tham gia đấu tranh trên không gian mạng còn hạn chế.
* Nguyên nhân của những hạn chế, bật cập:
– Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số chi bộ, thủ trưởng đơn vị chưa kịp thời, sát sao. Một số lãnh đạo, cán bộ, giảng viên chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, trên không gian mạng nói riêng.
– Năng lực và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, giảng viên chưa cao, chưa có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
– Do đặc thù của Học viện là đơn vị chủ yếu thực hiện chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nên để thực hiện tác chiến trên không gian mạng gặp nhiều khó khăn.
– Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác 35 còn hạn chế. Việc hợp tác phối hợp đấu tranh trên không gian mạng với các địa phương, đơn vị ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
3. Một số giải pháp
Một là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ, viên chức và học viên về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Thực tế cho thấy, nơi nào và ở đâu đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thì nơi đó tổ chức tuyên truyền có hiệu quả. Ngược lại, hiệu quả của công tác này sẽ không cao, ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Do đó, bằng các hình thức, phương pháp phù hợp, tiếp tục nâng cao nhận thức trong toàn thể giảng viên, cán bộ, viên chức và học viên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các tổ chức Đảng và mỗi cán bộ đảng viên, học viên phải thực sự xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn liền với công tác chuyên môn của mình. Để nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ, viên chức và học viên về công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần áp dụng đa dạng và đồng bộ các giải pháp, trong đó cần chú trọng các giải pháp sau:
(1) Thông qua các hoạt động dạy và học, gắn với những nội dung bài học cụ thể để tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào bài giảng.
(2) Thông qua các cuộc họp chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn của các đơn vị, các khóa học, lớp học để nâng cao nhận thức về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của cán bộ, giảng viên và học viên.
(3) Thông qua các phương tiện truyền thông (Báo, Đài Truyền thanh, truyền hình), các mạng xã hội (facebook, Zalo,…). Trong điều kiện thực tế hiện nay, đây là biện pháp có điều kiện để thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
(4) Thông qua kiểm tra, giám sát và đánh giá gắn liền với đánh giá kết quả dạy và học, cũng là một cách nâng cao nhận thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác rất hiệu quả.
Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học phục vụ tuyên truyền vềbảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Hội đồng khoa học cần tư vấn để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào hoạt động nghiên cứu khoa học một cách bài bản, nề nếp, thường xuyên.
Với các đề tài khoa học được phân cấp, cần tăng cường trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, nghiệm thu đề tài trong việc tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong các đề tài khoa học, coi đó là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của bản thuyết minh hoặc báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.
Cần xây dựng thư mục khoa học, thiết lập hệ thống tiêu chí, luận cứ, luận điểm để tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong từng môn học, từng chuyên đề, từng lĩnh vực của hoạt động nghiên cứu khoa học. Đi liền với đó, cần tổ chức tập huấn, tọa đàm, mời chuyên gia trao đổi về cách thức, phương pháp, kỹ năng nhận diện, xây dựng luận cứ, phương pháp lập luận… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền. Đồng thời, bằng các hình thức và cách làm thích hợp, phải tiếp tục phổ biến, quán triệt và làm lan tỏa những nội dung mới, tầm nhìn, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, viên chức, học viên. Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận; trong đó, chú trọng bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề lý luận mới. Tăng cường nghiên cứu những tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiến bộ để chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Ba là, đổi mới nội dung tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Trước hết, cần phải xác định rõ các nội dung tuyên truyền để tổ chức nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học. Trên cơ sở đó, tổ chức lực lượng và các phương thức tuyên truyền, đấu tranh một cách bài bản, hệ thống theo các nội dung đã xác định. Nội dung tuyên truyền, đấu tranh trước hết phải được lan toả trong cán bộ đảng viên và học viên, sau đó là lan tỏa ra đời sống xã hội để cộng đồng dư luận xã hội thấu hiểu tính khoa học của việc tuyên truyền, tính chính nghĩa của việc đấu tranh phản bác. Đồng thời, làm rõ được âm mưu, thủ đoạn, tác hại và bản chất của các quan điểm sai trái, thù địch. Cùng với “chống” là “xây”, nghĩa là tiếp tục nghiên cứu sâu sắc những nội dung, giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thành quả của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là Cương lĩnh của Đảng và Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Đối với tuyên truyền trên không gian mạng, một yêu cầu quan trọng là nội dung tuyên truyền đấu tranh phản bác phải ngắn gọn, súc tích nhưng lập luận phải chắc chắn, đầy đủ và thuyết phục, ngôn từ, văn phong phải gần gũi, dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ lan tỏa. Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi cán bộ đảng viên và học viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ lý luận, đầu tư nghiên cứu, đi thẳng vào bản chất của từng vấn đề, tìm tòi các luận cứ đấu tranh sắc sảo, thuyết phục. Đồng thời, phải kiên trì chịu khó đọc nhiều tư liệu, viết nhiều bài đấu tranh với các thể loại khác nhau.
Bốn là, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Đến nay, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn sử dụng nhiều phương thức, chiêu trò, thủ đoạn khác nhau chống phá tinh vi và rất linh hoạt. Vì vậy, cần phải chú trọng đến việc xây dựng và không ngừng đổi mới phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Theo đó, gắn liền với việc đổi mới nội dung tuyên truyền thì cần phải nghiên cứu, sử dụng nhiều cách thức, biện pháp mới để đáp ứng với sự “thiên biến, vạn hóa” của các luận điệu xuyên tạc diễn ra trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, nhất là trên không gian mạng. Trong môi trường không gian mạng hiện nay, cần chủ động xây dựng nhiều tài khoản cá nhân để đưa các thông tin tích cực và lan tỏa các luận cứ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái lên mạng xã hội. Kết hợp với đó, Cổng Thông tin điện tử Học viện và Tạp chí Sinh hoạt lý luận cũng cần nâng cao chất lượng các chuyên mục và mở rộng mạng lưới bạn đọc. Trong đó, cần có đề án để tiến tới xây dựng Tạp chí Sinh hoạt lý luận điện tử.
Năm là, xây dựng lực lượng nòng cốt tham gia tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
Trước hết, phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc tham gia tuyên truyền trong công tác này. Với đội ngũ giảng viên khá đông đảo, có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn cao thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều lứa tuổi, có quan hệ rộng rãi với học viên thuộc các cấp, ngành, lĩnh vực khác nhau trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên, Học viện cần tổ chức cho họ tham gia viết bài, bình luận, chia sẻ trên sách, báo, tạp chí và trên không giang mạng. Từ đó, góp phần giáo dục, tuyên truyền, lan tỏa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thông tin tích cực, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch.
Cần tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình hoạt động của Đội xung kích 35 trên không gian mạng đến từng đơn vị, chi bộ trong Học viện. Lực lượng này do cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, họ được cung cấp thông tin, trang bị phương tiện và định hướng đấu tranh… Định kỳ tổ chức sinh hoạt, trao đổi nội dung, hình thức đấu tranh, phát huy kinh nghiệm hay, khắc phục hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là lực lượng đấu tranh trên không gian mạng của đội ngũ cán bộ ở các đơn vị kinh nghiệm còn ít, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đấu tranh trên không gian mạng còn có những bất cập, hạn chế nhất định cả về nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh. Khả năng phát hiện, nắm bắt các thông tin xấu, độc, thất thiệt trên mạng còn chậm; tính hấp dẫn, thuyết phục của bài viết đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái chưa cao. Vì vây, cần đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho cán bộ, đảng viên, giảng viên nâng cao kiến thức và kĩ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Sáu là, thực thi cơ chế cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Cần có cơ chế cung cấp thông tin, tài liệu chính thống cho các lực lượng (đặc biệt là các lực lượng chuyên trách) tham gia tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, nhất là, cung cấp thông tin về đối tượng, mục đích, nội dung chống phá của các quan điểm sai trái, thù địch. Theo đó, Ban chỉ đạo 35 các cấp, ngành cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan khác của Đảng (Ban Tuyên giáo Trung ương) và của Nhà nước (Bộ Thông tin – Truyền thông) tổ chức một “kênh” nội bộ nhằm cung cấp thông tin “gốc” (bài viết, băng hình, sách, báo, tạp chí…) cho các nhóm chuyên gia, nhà khoa học để thuận tiện cho việc nghiên cứu, đề ra giải pháp tuyên truyền, đấu tranh hiệu quả.
Bảy là, có chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chính sách đãi ngộ, khen thưởng, khuyến khích đối với lực lượng tích cực tham, các chuyên gia, nhà khoa học có bài viết, công trình được đăng tải trên các trang fanpage, group, Facebook… do Học viện thành lập, quản lý nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Bởi, trên thực tế hiện nay chỉ bài viết trên trang Việt Nam thịnh vượng là được tính điểm cho đánh giá, xếp loại và bình xét thi đua, còn các trang khác hầu như chưa được công nhận, mặc dù, để viết bài, biên tập, duyệt đăng bài về lĩnh vực này đòi hỏi những yêu cầu cao cả về tính chính trị, tính khoa học, tính chiến đấu, sự hấp dẫn và tính lan tỏa.
Tám là, có cơ chế bảo vệ người tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng
Cần có những quy định cụ thể bảo vệ người tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng để kịp thời xử lý những “sự cố” trong quá trình thực thi nhiệm vụ; khi người tham gia đấu tranh bị đe dọa, bị xâm hại thân thể, uy tín, nhân phẩm, công việc, gia đình, ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi họ đang công tác./.