HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ MỚI

(HCMA3)-Học viện Chính trị khu vực III (Học viện), tiền thân là Trường Đảng Liên Khu V được thành lập vào năm 1949, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên; nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. Trải qua 75  năm hình thành và phát triển gắn liền với các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Học viện đã đạt được những thành quả hết sức to lớn đánh dấu một chặng đường vẻ vang trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên.

Học viện có 21 đơn vị trực thuộc bao gồm 15 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản, Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa – một đơn vị đặc thù trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 06 đơn vị chức năng.Học viện có 201 viên chức, người lao động, trong đó có 92giảng viên (giảng viên cao cấp: 20; giảng viên chính: 45; giảng viên: 27); về học hàm, học vị có 07 phó giáo sư, tiến sĩ, 50 tiến sĩ và 83 thạc sĩ . Cơ sở vật chất – kỹ thuật của Học viện đã và đang từng bước được đầu tư, xây dựng và cải tạo theo hướng hiện đại; công nghệ thông tin trở thành một công cụ quan trọng góp phần vào công tác quản lý; hệ thống tài liệu, giáo trình, sách tham khảo phong phú, đa dạng đảm bảo phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong tình hình mới, Học viện đã không ngừng đổi mới và phát triển, xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành ở địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện là đào tạo cao cấp lý luận chính trị dành cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp, là chương trình có tính đặc thù trong hệ thống trường Đảng; bồi dưỡng chức danh về công tác Tổ chức, Kiểm tra, Dân vận, Văn phòng cấp ủy và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn các cấp. Mục tiêu của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng là giúp người học: “nắm vững một cách cơ bản, có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý; kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn. bồi dưỡng cho học viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, củng cố lập trường cách mạng, ý thức trách nhiệm chính trị – xã hội trước Đảng, trước nhân dân và tinh thần tích cực tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người lãnh đạo, quản lý trong điều kiện mới”. 

Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng

Hàng năm, Học viện đào tạo từ  22-25 lớp Cao cấp lý luận chính trị cho các hệ đào tạo tập trung tại Học viện và không tập trung tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên với số lượng từ 1000 đến 1200 học viên; 10-12 lớp bồi dưỡng chức danh và cập nhật kiến thức cho đối tượng cán bộ là lãnh đạo, quản lý và dự nguồn trong hệ thống chính quyền các cấp với số lượng từ 600-800 học viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn, đối tượng, chỉ tiêu đào tạo; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, linh hoạt phù hợp với các nguồn lực phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính cơ bản, hệ thống hiện đại, bám sát các quan điểm của Đảng, nhất là các quan điểm mới được các kỳ Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương đã thông qua và quán triệt; thường xuyên cập nhật những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu, khu vực và trong nước đang tác động và diễn ra ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước; trang bị kỹ năng và phong cách cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chú trọng lồng ghép Nghị Quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào các môn học, chuyên đề theo từng lĩnh vực cụ thể; tập trung phân tích, làm rõ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đang ra sức phủ nhận những giá trị cốt lõi phù hợp với thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, những luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt phủ nhận những thành tựu to lớn mà nhân dân đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Học viện không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đây là lực lượng góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giảng viên được chuẩn hóa về trình độ, năng lực, thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, các khóa bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ. Mỗi giảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm nhằm rèn luyện tư duy khoa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 

Công tác tổ chức quản lý giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá gắn chặt với kỷ luật, kỷ cương trong môi trường trường Đảng đã được Học viện cụ thể hóa thông qua Nghị quyết của Đảng bộ, hệ thống các văn bản quy chế, quy định, các quy trình quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong đổi mới, sáng tạo và thích ứng với tình hình thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng. 

Từ năm 2005 đến nay, Học viện đã phối hợp với các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên đào tạo 482 lớp Cao cấp lý luận chính trị với 33872 học viên; 09 lớp Hoàn chỉnh chương trình Cao cấp lý luận chính trị với 604 học viên; 87 lớp bồi dưỡng các chức danh và dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý với 7321 học viên, đồng thời phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo 12 lớp cao học thuộc các chuyên ngành chính trị với 298 học viên. Học viên qua đào tạo, bồi dưỡng đã được trang bị các kiến thức cơ bản và hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức về khoa học chính trị; kiến thức thực tiễn mới trong nước và trên thế giới vào thực tiễn; được tăng cường kỹ năng lãnh đạo, điều hành, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ chính trị qua các công việc cụ thể thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, có khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, có trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh của thực tiễn.

Kinh nghiệm 

 Những thành công mà Học viện đạt được là một quá trình lâu dài được xây dựng bởi ý chí, công sức, trách nhiệm của nhiều thế hệ cán bộ đã đóng góp và gây dựng nên, điều này đã được thể hiện rõ qua một số kinh nghiệm: 

 Đảng ủy, Ban giám đốc, cán bộ, đảng viên Học viện xác định rõ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho chính quyền các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xem đây là nhiệm vụ có tính quyết định, ảnh hưởng lớn đến ý thức, tư tưởng, trình độ lý luận chính trị mà mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được trau dồi, cập nhật và nắm vững để góp phần vào sự nghiệp xây dựng nhằm xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới. 

Học viện đặc biệt quan tâm đến phát triển và nâng cao chất lượng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo thực chất, chống bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục với phương châm “giảng dạy tốt, học tập tốt và quản lý tốt”.

Chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để rút ra những bài học, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ, đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho cán bộ, đảng viên yên tâm công tác, phát huy năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. 

Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Tỉnh ủy, Thành ủy, Trường chính trị và các cơ quan liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; thúc đẩy hợp tác, giao lưu học thuật để khẳng định vị thế và vai trò của Học viện trong và ngoài nước. 

BBT Cổng Thông tin điện tử
(Thực hiện: TS Trương Thị Như Yến)

Bài viết liên quan

VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG

VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG

Lịch sử của quốc gia luôn trường tồn. Lịch sử của dân tộc luôn vĩ đại. Lịch sử của trường Đảng mang tên Bác luôn là điểm tựa, là niềm