1. Tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Học viện trước năm 1997
1.1 Cơ cấu tổ chức
– Năm 1949, Trường Đảng Liên Khu V được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công tác cán bộ của Đảng, phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến chống Pháp. Do còn sơ khai nên các hoạt động của thanh niên thời kỳ đầu, chưa thể hiện rõ nét.
– Hoạt động đoàn thanh niên ở Trường Đảng Khu V (1961 – 1976), Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu IV (1970 – 1976) và các Trường Đảng Trung ương ở miền Trung – Tây Nguyên (1976 – 1982), gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
– Năm 1977, Trường Tuyên huấn Trung ương 2 (sau này hợp nhất vào Trường Nguyễn Ái Quốc III) được thành lập, đồng chí Hồ Tấn Sáng được lãnh đạo phân công làm Bí thư chi đoàn (1976 – 1978), Chi đoàn trực thuộc Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
– Năm 1983, Trường Nguyễn Ái Quốc III thành lập trên cơ sở hợp nhất các Trường Đảng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, “Các tổ chức chính trị – xã hội khác như Công đoàn, Đoàn Thanh niên cũng được quyết định tổ chức lại và kiện toàn tổ chức bộ máy”[1]. Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn được giao Bí thư chi đoàn, thuộc Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
– Từ năm 1998 – 1991, đồng chí Vũ Anh Tuấn là Bí thư chi đoàn, đồng chí Cao Thanh Hương là Phó Bí thư chi đoàn. Tiếp đó, đồng chí Cao Thanh Hương là Bí thư chi đoàn, giai đoạn 1992 – 1995.
1.2 Những hoạt động chính
– Thực hiện những nhiệm vụ chính trị do lãnh đạo nhà trường giao, gắn liền với sinh hoạt chính trị và đời sống của cán bộ nhà trường.
– Bồi dưỡng và kết nạp thanh niên vào tổ chức Đoàn. Giới thiệu đoàn viên ưu tú để kết nạp vào tổ chức Đảng.
– Sinh hoạt với Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, hưởng ứng và tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao, công tác dân vận do tỉnh đoàn tổ chức.
2. Tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Học viện, từ năm 1997 đến năm 2011
2.1 Cơ cấu tổ chức
* Chi đoàn cơ sở thuộc thành đoàn Đà Nẵng:
– Năm 1997, Quảng Nam Đà Nẵng tách tỉnh, thành lập Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, do đó, Chi đoàn thanh niên của Phân viện Đà Nẵng thuộc Thành đoàn Đà Nẵng.
– Từ năm 1997 – 1999, đồng chí Đoàn Tuấn Anh là Bí thư chi đoàn, đồng chí Ngô Minh Hoàng là Phó Bí thư chi đoàn, đồng chí Nguyễn Dũng Anh, đồng chí Trương Thị Như Yến là ủy viên. Chi đoàn trực thuộc Thành đoàn Đà Nẵng.
– Từ năm 1999 – 2001, đồng chí Ngô Minh Hoàng là Bí thư chi đoàn, đồng chí Nguyễn Bình Đức là Phó Bí thư chi đoàn, các đồng chí Hồ Kim Sương, Trương Thị Như Yến, Nguyễn Thị Kim Đoan là ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
– Từ năm 2001 – 2002, đồng chí Nguyễn Bình Đức là Bí thư chi đoàn, đồng chí Phạm Văn Hồ là Phó Bí thư chi đoàn, các đồng chí Võ Văn Lợi, Nguyễn Thị Kim Đoan, Hồ Thị Kim Sương là ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
– Từ năm 2002 – 2003, đồng chí Phạm Văn Hồ là Bí thư chi đoàn, đồng chí Hồ Thị Kim Sương là Phó Bí thư chi đoàn, các đồng chí Võ Văn Lợi, Nguyễn Duy Trình, Võ Công Khôi là ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
– Từ 2004 – 2006, đồng chí Võ Văn Lợi là bí thư chi đoàn, đồng chí Nguyễn Duy Trình là Phó Bí thư, các đồng chí Trần Văn Cường, Hoàng Thị Thanh Tú, Hồ Phước Tiến là ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
* Đoàn cơ sở thuộc thành đoàn Đà Nẵng với 02 chi đoàn:
– Từ 2006 – 2007, đồng chí Nguyễn Duy Trình là Bí thư Đoàn cơ sở thuộc thành đoàn, đồng chí Trần Quốc Cường là Phó Bí thư, các đồng chí Lê Văn Phục, Vũ Hoài Nam, Hồ Phước Tiến, Đào Thị Tùng, Phạm Thị Thu Sương, Hoàng Thanh Tú, Phạm Thị Thanh Hà là ủy viên Ban Chấp hành đoàn.
– Từ 2007 – 2009, đồng chí Trần Quốc Cường là Bí thư chi đoàn, Lê Văn Phục là Phó Bí thư, các đồng chí Vũ Hoài Nam, Hồ Phước Tiến, Đào Thị Tùng, Phạm Thu Sương, Hoàng Thanh Tú, Phạm Thị Thanh Hà là ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
– Từ 2009 – 2011, đồng chí Võ Công Khôi là Bí thư đoàn, Vũ Đình Anh là Phó Bí thư, các đồng chí Hồ Phước Tiến, Phan Hưng, Trương Phương Thảo, Trần Thị Thu Hà, Trương Diệu Hải An, Phan Thị Tuyết Lan (bổ sung 6.2011), Phạm Văn Hòa (bổ sung 6.2011) là ủy viên Ban Chấp hành đoàn.
2.2 Những hoạt động chính
* Những hoạt động của chi đoàn cơ sở (1997 – 2006):
– Thực hiện các nhiệm vụ gắn liền với Học viện, tham gia hoặt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của Học viện tổ chức
– Tham gia các phong trào dân vận, tình nguyện mùa hè xanh, góp đá xây Trường Sa, các Hội trại, Hội diễn văn nghệ do thành đoàn Đà Nẵng tổ chức nhân các sự kiện lớn của đất nước.
– Tổ chức các Tọa đàm, Hội thảo khoa học và buổi sinh hoạt chính trị cho đoàn viên thanh niên.
– Bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú để kết nạp đảng.
– Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu
* Những hoạt động của Đoàn cơ sở (2006 – 2011):
– Những năm 2006 – 2007, tham gia hầu hết các hoạt động của Thành đoàn phát động các cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa; văn nghệ, thể thao; thường xuyên giao lưu bóng đá với các đơn vị. Mùa hè xanh tham gia chương trình dân vận, đào đất đắp các công trình nhà mẫu giáo, vét mương thoát nước ở xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang. Tham gia phòng chống bão và khắc phục hậu quả bão Sanxen năm 2006.
– Năm 2007 – 2008, tổ chức 02 Tọa đàm khoa học: “Cán bộ trẻ Học viện chính trị khu vực III học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Cán bộ trẻ Học viện Chính trị – Hành chính khu vực III với việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học”.
– Năm 2009, thực hiện 2 buổi tọa đàm: “Nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên thanh niên Học viện trong dạy tốt, học tốt, nghiên cứu tốt, phục vụ tốt” và “Các giải pháp xây dựng văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ trẻ”.
– Năm 2010, tổ chức Hội thi “Thăng Long – Hà Nội: Ngàn năm văn hiến” với sự tham gia của 04 đội (03 đội bạn là các tổ chức Đoàn trực thuộc Thành đoàn Đà Nẵng); tổ chức chiếu phim “Đừng đốt” và tổ chức Tọa đàm “Tuổi trẻ Học viện với những cảm nhận về bộ phim Đừng đốt và tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm”.
– Năm 2011, tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” với sự tham gia của 04 đội.
– Tổ chức nhiều chuyến tham quan thực tế, giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về công tác đoàn với nhiều đơn vị bạn như: giao lưu với Tỉnh đoàn các tỉnh trong khu vực (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi).
– Tham gia “Ngày hội Thanh niên khỏe” với rất nhiều nội dung thi đấu, chung cuộc đã đạt 07 giải cá nhân và đạt giải khuyến khích toàn đoàn. Kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Đoàn, Đoàn Học viện III đã tham gia Hội trại “Sức trẻ Đà Nẵng”. Tại Hội trại, Đoàn Học viện đã tham gia gần như đầy đủ các nội dung thi với nhiều giải cá nhân tương ứng với từng nội dung riêng lẻ; kết quả chung cuộc Đoàn Học viện III đạt giải khuyến khích toàn đoàn.
– Đoàn viên thanh niên thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tham gia giới thiệu đoàn viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng
– Tham gia các hoạt động văn – thể do Học viện tổ chức nhân các ngày Lễ lớn trong năm.
– Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu:
3. Tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Học viện từ năm 2011 đến 2024
3.1 Cơ cấu tổ chức
* Giai đoạn 2011 – 2017
– Tháng 11 năm 2011, Đoàn thanh niên Học viện Chính trị – Hành chính khu vực III thuộc Đoàn thanh niên Học viện Chính trị – Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh.
– Tháng 3 năm 2012, Đại hội Đoàn thanh niên Học viện, bầu ra Ban Chấp hành gồm các đồng chí: Vũ Đình Anh, Bùi Tiến Sỹ, Phan Hưng, Chúc Bá Tuyên, Trần Văn Quang, Trương Phương Thảo, Trần Thị Bích Trâm, Phan Thị Tuyết Lan, Trần Hữu Thọ, do đồng chí Vũ Đình Anh làm Bí thư, đồng chí Bùi Tiến Sĩ làm Phó Bí thư. Đến tháng 3/2015, các đồng chí Bùi Tiến Sỹ, Chúc Bá Tuyên, Phan Hưng xin rút khỏi Ban Chấp hành, bổ sung các đồng chí Trương Diệu Hải An, Phan Đình Nông, Lê Hữu Tùng vào Ban Chấp hành.
Tổ chức bộ máy vẫn giữ 2 chia đoàn, chi đoàn 1 khối nội dung và chi đoàn 2 khối hậu cần, nhưng về cơ bản vẫn hoạt động chung của Đoàn Học viện.
* Giai đoạn 2017 – 2022
– Tháng 6 năm 2017, Đại hội Đoàn thanh niên Học viện, bầu ra Ban Chấp hành gồm các đồng chí: Trần Văn Quang, Trần Thị Bích Trâm, Phan Đình Nông, Phạm Thị Thảo Ly, Phạm Thị Hồng Ngân do đồng chí Trần Văn Quang làm Bí thư, đồng chí Trần Thị Bích Trâm làm Phó Bí thư.
– Tổ chức bộ máy vẫn giữ 2 chia đoàn, chi đoàn 1 khối nội dung và chi đoàn 2 khối hậu cần, nhưng về cơ bản vẫn hoạt động chung của Đoàn Học viện.
* Giai đoạn 2022 – 2024
– Tháng 5 năm 2022, Đại hội Đoàn thanh niên Học viện, bầu ra Ban Chấp hành gồm các đồng chí: Phạm Văn Hòa, Trần Thị Bích Trâm, Phạm Thị Hồng Ngân, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đặng Công Nhật Thuận do đồng chí Phạm Văn Hòa làm Bí thư, đồng chí Trần Thị Bích Trâm làm Phó Bí thư.
– Tổ chức bộ máy vẫn giữ 2 chia đoàn, chi đoàn 1 khối nội dung do đồng chí Đặng Công Nhật Thuận làm Bí thư, chi đoàn 2 khối hậu cần do đồng chí Trần Thị Bích Trâm làm Phó Bí thư, nhưng về cơ bản vẫn hoạt động chung của Đoàn Học viện.
– Tháng 12 năm 2022, thành lập Câu lạc bộ Cán bộ khoa học trẻ, thuộc Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị khu vực III. Ban Chủ nhiệm có 05 đồng chó, do đồng chí Phạm Văn Hòa – Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đồng chí Dương Thanh Mừng và Đặng Công Nhật Thuận làm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
3.2 Những hoạt động chính
* Giai đoạn 2011 – 2017:
– Tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thanh niên” (5/2012); “Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” (10/2012); “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của Bộ đội Cụ Hồ, của nhân dân” (12/2013); “Nghiên cứu, học tập 6 bài học chính trị (sửa đổi, bổ sung) cho đoàn viên” (4/2014); “Đội ngũ công chức, viên chức trẻ của Học viện phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển” (12/2014); “Hội viên, đoàn viên với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện” (12/2015); “Đội ngũ viên chức trẻ Học viện Chính trị khu vực III nỗ lực học tập và làm theo tấm gương tự học suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (12/2016).
– Tổ chức các hoạt động phong trào xung kích, tình nguyện mùa hè xanh, về nguồn tới các địa chỉ đỏ như: Mùa hè xanh ở huyện Phước Sơn (7/2012); Mùa hè xanh ở huyện Hoài Ân, Bình Định (7/2013); Mùa hè xanh ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (7/2014); Lao động Khu Lưu niệm Trường Đảng khu V (7/2016 và 2017).
– Một số hình ảnh tiêu biểu:
* Giai đoạn 2017 – 2022:
– Tổ chức các hoạt động thường niên nhân các ngày Lễ trong năm như: Viếng nghĩa trang liệt sỹ, thăm và tặng quà gia đình chính sách tại thành phố Đà Nẵng nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ (27-7).
– Tổ chức cho đoàn viên thăm quan Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại thành phố Đà Nẵng; Dâng hương, tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân khu 5 tại thành phố Đà Nẵng.
– Tổ chức cho đoàn viên xây dựng công trình thanh niên, dọn vệ sinh, trồng cây tại Khu lưu niệm Trường Đảng khu V, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và dọn vệ sinh, sơn sửa cổng nghĩa trang Học viện tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
– Tổ chức Tọa đàm khoa học “Tuổi trẻ Học viện Chính trị khu vực III với việc thực hiện văn hóa ứng xử trường Đảng” năm 2018.
– Tham gia các hoạt động văn háo văn nghệ và thể dục thể thao do Học viện tổ chức nhân dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (19/5) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
– Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu
* Giai đoạn 2022 – 2024:
– Thực hiện các hoạt động phong trào đoàn do Đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III giao phó, gắn công tác đoàn và phong trào thanh niên với nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn.
– Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với các lớp học viên trong Học viện và các đơn vị ngoài Học viện. Tham gia tích cực trong các sự kiện lớn của Học viện.
– Thực hiện các hoạt động đoàn phong trào tình nguyện như: Lao động xã hội chủ nghĩa ở Khu Lưu niệm Trường Đảng Khu V và Khuôn viên Học viện.
– Thực hiện công tác Trưởng thành đoàn cho các đoàn viên đủ điều kiện; Giới thiệu đoàn viên ưu tú để tổ chức Đảng kết nạp; Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng.
– Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề của Câu lạc bộ cán bộ khoa học trẻ như: Phương pháp viết bài chính luận về công tác 35; Viết bài báo đăng trên các kênh thông tin như Cổng Thông tin điện tử, Trang Việt Nam Thịnh vượng, Những ngọn lửa nhỏ… Hướng tới rèm luyện cho đoàn viên nghiên cứu khoa học và thực tập giảng.
– Tham gia công tác 35, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới. Đó là xây dựng tuyến bài và viết bài về công tác 35; Tham gia Cuộc thi viết Chính luận năm lần I, lần II, lần III và lần IV, đạt một số giải khá cao; Viết bài tham gia Cuộc thi về 35 của Đoàn Khối các Cơ quan Trung ương, đạt giải khá cao.
– Một số hình ảnh tiêu biểu:
4. Tiếp nối trang sử vẻ vang Đoàn thanh niên Học viện Chính trị khu vực iii qua các thời kỳ
4.1 Bối cảnh mới và tình hình Đoàn Thanh niên Học viện III hiện nay
* Về bối cảnh mới
Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho đất nước. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Đảng, Nhà nước và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, chủ động tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị. Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Học viện Chính trị khu vực III đang thực hiện đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực III.
Đoàn Thanh niên toàn hệ thống Học viện nói chung, Đoàn Thanh niên Học viện III nói riêng, đang nỗ lực thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên của Nhiệm kỳ 2022 – 2027 và các nhiệm vụ được Đảng ủy Học viện III giao, thi đua lập thành tích hướng tới chào mừng Kỷ niệm 75 năm Truyền thống Học viện. Trong bối cảnh đó, Đoàn thanh niên Học viện Chính trị khu vực III phải quyết tâm, phấn đấu, rèn trí, luyện tài, trên tinh thần xung kích, sáng tạo, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, xứng đáng truyền thống của Đoàn Thanh niên Học viện và kỳ vọng của thế hệ đi trước và lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III.
* Về tình hình Đoàn Thanh niên Học viện III hiện nay
– Ban Chấp hành đoàn hiện nay có 05 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí đi học tập trung ở Hà Nôi, 01 đồng chí con nhỏ, hoàn cảnh khó tham gia tích cực.
– Đoàn cơ sở có 2 chi đoàn (Chi đoàn 1 khối nội dung, Chi đoàn 2 khối hành chính hậu cần) và 01 Câu lạc bộ Cán bộ khoa học trẻ.
– Đoàn Thanh niên có 42 đồng chí, có tuổi đoàn khá cao (bình quân 34,5 tuổi), đa số có gia đình, con nhỏ nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động đoàn và phong trào thanh niên. Mặc dù mới được bổ sung lực lượng đoàn viên mới (6 đoàn viên) nhưng đa số có gia đình, mang bầu hoặc có con nhỏ nên hạn chế trong hoạt động đoàn. Đó chưa nói đến chất lượng, kỹ năng công tác đoàn của đoàn viên thanh niên.
– Tuy nhiên, đa số đoàn viên thanh niên Học viện hiện nay có ý thức tổ chức, có tinh thần trách nhiệm với hoạt động đoàn thanh niên, một số đoàn viên có lòng nhiệt huyết và có kỹ năng, năng khiếu về công tác đoàn.
– Đoàn Thanh niên luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và lãnh đạo các đơn vị, các đoàn thể trong Học viện nên có điều kiện để tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên.
4.2 Một số giải pháp tiếp nối, phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị khu vực II qua các thời kỳ
Thứ nhất, tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân, trách nhiệm với công việc cho đoàn viên
-Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Coi trọng công tác tuyên truyền, học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, của Đoàn vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên.
– Tổ chức các diễn đàn để trao đổi, phản biện nhiều vấn đề đã và đang diễn ra, có tác động, ảnh hưởng, chi phối đến tình cảm, tâm tư và hành động của đoàn viên, thanh niên Học viện; từ đó, tạo nên nhận thức sâu sắc, thống nhất, hành động đúng đắn trong toàn Đoàn. Chủ động cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng để thanh niên tự phòng ngừa, tự sàng lọc, tự đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá trên nhiều kênh khác nhau. Vận động đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực các buổi nghe thời sự, báo cáo chuyên đề, tọa đàm, hội thảo khoa học… trong và ngoài Học viện III.
Tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Tập trung tổ chức các chương trình, hoạt động có tính giáo dục nhân dịp các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc, của Học viện, của Đoàn. Tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với địa danh lịch sử, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giáo dục truyền thống cho thanh niên.
Thứ hai, tiếp tục tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào
– Trên cơ sở định hướng hoạt động và khảo sát nhu cầu của đoàn viên, thanh niên, Đoàn Học viện III tiếp tục xây dựng các hoạt động phong trào ngày càng thiết thực; ý nghĩa, có sức lan tỏa và gắn với đặc thù của Học viện. Đó là các phong trào thi đua nhân các sự kiện quan trọng, trọng đại của đất nước, Đảng, tuổi trẻ Việt Nam và của Học viện, bám sát với việc hoàn thành nhiệm vụ, chuyên môn của từng đoàn viên.
– Đoàn Học viện là hạt nhân tích cực, chủ lực trong tham gia các phong trào văn – thể – mỹ của Học viện III; từng bước hình thành đội, nhóm yêu thích, tham gia luyện tập các bộ môn thể thao, các hoạt động thể dục. Đoàn Thanh niên là lực lượng chính của Đội văn nghệ xung kích trực thuộc Học viện nhằm phục vụ tích cực, kịp thời cho các sự kiện chính trị của Học viện nói chung và Đoàn Học viện nói riêng.
Thứ ba, thường xuyên trau dồi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
– Tập trung xây dựng mô hình, giải pháp nhằm nâng cao một bước chất lượng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ đoàn viên, thanh niên là giảng viên, nghiên cứu viên trẻ như định hướng, tìm ra cơ chế giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Câu lạc bộ Cán bộ khoa học trẻ, trao đổi chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm công tác nhằm mục đích giúp nhau nâng cao tay nghề.
– Mạnh dạn tổ chức, tham mưu tổ chức các hội thi, mở, giới thiệu các chương trình tập huấn, lớp bồi dưỡng dành riêng cho đối tượng đoàn viên, thanh niên khối giảng viên, nghiên cứu viên và khối văn phòng như: Hội thi “Viên phấn vàng”, Hội thi thiết kế giáo án điện tử, tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, kỹ năng tổ chức sinh hoạt, trò chơi tập thể.
– Tiếp tục tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài Học viện với quy mô và cấp độ khác nhau: viết bài hội khảo khoa học, bài báo khoa học, đăng ký tham gia đấu thầu đề tài khoa học các cấp; tham gia biên soạn, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm xuất bản, tham gia các hội thi về khoa học, phong trào giảng dạy giỏi, công tác tốt. Phấn đấu có nhiều giảng viên dạy giỏi, nhiều giảng viên trẻ nhanh chóng đứng lớp giảng dạy; nhiều nghiên cứu viên, viên chức, nhân viên có thành tích xuất sắc, nhiều sáng kiến có tính ứng dụng cao trong công tác của mình.
Thứ tư, tiếp tục quan tâm công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng và các hoạt động khác
– Tiếp tục chấn chỉnh từng bước công tác quản lý đoàn viên như quản lý đoàn tịch, sổ đoàn, cập nhật biến động tình hình đoàn viên… tại các chi đoàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đúng quy định; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cơ bản về công tác đoàn viên – đoàn vụ cho cán bộ Đoàn chủ chốt; thu và đóng đoàn phí đúng quy định, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ Đoàn.
– Đặc biệt quan tâm công tác tạo nguồn, giới thiệu Đoàn viên tham gia học lớp nhận thức về Đảng, giới thiệu phát triển Đảng từ đoàn viên, thanh niên ưu tú; đảm bảo nguồn giới thiệu chất lượng, uy tín, cá nhân được giới thiệu xứng đáng, tiêu biểu cho trí tuệ, phẩm chất của tuổi trẻ Học viện III. Ngoài ra, cần tham mưu, hoàn thiện quy trình, hồ sơ phát triển Đảng, chuyển Đảng chính thức, xét và giới thiệu Đoàn viên ưu tú theo định kỳ…
– Quan tâm, có giải pháp thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, thanh niên, nhất là đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được giúp đỡ./.
[1] Học viện Chính trị – Hành chính khu vực III, 60 năm xây dựng và phát triển (1949 – 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.98.